Tử cung nhi hóa trong độ tuổi sinh đẻ chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ phụ nữ ở trong độ tuổi từ 16 đến 45 có dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt lẫn khả năng thụ thai. Vậy, nguyên nhân và cách xác định cụ thể căn bệnh này như thế nào? Cùng với chúng tôi giải đáp ngay dưới bài viết sau bạn nhé!
Mục lục nội dung
Tử cung nhi hóa là gì?
Theo các bác sĩ phụ sản, tử cung của người phụ nữ khi trưởng thành sẽ có đường kính trước và sau dao động từ 35 – 45mm. Vì lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó mà tử cung phụ nữ không lớn lên được.
Kích thước này vẫn giữ nguyên giống bé gái và người ta gọi đó là tử cung bị nhi hóa (hay còn gọi là tử cung nhi tính). Vậy, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tử cung phụ nữ bị nhi hóa là gì? Cách xác định và điều trị bệnh ra sao? Tham khảo ngay các phần sau bài viết để có câu trả lời bạn nhé!
Nguyên nhân chính dẫn tới tử cung nhi hóa
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng tử cung phụ nữ bị nhi hóa là do nội tiết tố bị giảm. Hoặc do cơ thể chị em tiết ra nội tiết tố nữ ở dưới mức nhu cầu cần thiết cơ thể. Người mắc phải căn bệnh này có cấu trúc giải phẫu bình thường, chu kỳ kinh nguyệt không đều, 2-3 tháng diễn ra 1 lần.
Ngoài ra, một số chị em bị tử cung nhi tính là do từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng ở 2 bên do bị suy buồng trứng sớm hoặc do khối u. Số còn lại là do bị bẩm sinh, nhiều chị em có tử cung nhỏ hoặc không có tử cung, vô kinh nguyên phát.
Cách xác định tử cung nhi hóa cụ thể
Theo các chuyên gia, để xác định sớm tình trạng bị tử cung nhi tính, chị em nên đi khám phụ khoa tại cơ sở uy tín. Tại bệnh viện/phòng khám, bác sĩ sẽ sử dụng máy móc chuyên ngành để xác định rõ hệ sinh dục của chị em, gồm: Âm đạo, âm hộ, tử cung, 2 phần phụ,… xem có dấu hiệu nào bất thường hay không.
Đối với trường hợp, tử cung của người bệnh nhỏ hơn so với người bình thường vẫn có thể có kinh nguyệt đều khi bước vào tuổi dậy thì. Đối với trường hợp, tử cung chị em hoàn toàn không có, sẽ kèm theo một số căn bệnh bẩm sinh khác. Riêng trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh siêu âm để chẩn đoán bệnh được rõ ràng hơn.
Cách điều trị hiện tượng tử cung nhi hóa
Theo các bác sĩ phụ sản, đối với trường hợp xác định người bệnh có tử cung nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nội tiết tố. Sau đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nội tiết tố gồm progesterone và estrogen từ 3 đến 6 tháng để người bệnh uống.
Mặt khác, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sự lớn lên của tử cung lẫn chu kỳ kinh nguyệt người bệnh. Đồng thời, bạn sĩ sẽ cho kiểm tra vú và chức năng hoạt động gan thận của người bệnh. Cuối cùng bác sĩ sẽ dựa vào kết quả trên tay để tư vấn cho người bệnh có nhu cầu sinh em bé.
Đối với chị em có tình trạng suy buồng trứng sớm hoặc đã bị cắt bỏ buồng trứng ở 2 bên. Các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh duy trì thuốc nội tiết tố trong thời gian dài. Mặt khác, nếu muốn có thai, chị em còn cần có sự hỗ trợ sinh sản. Cụ thể, chị em cần phải xin trứng và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm sau khi trứng đã được thụ thai. Sau đó, nhờ vào hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ sẽ cấy vào tử cung người phụ nữ để thai nhi được phát triển.
Trên đây các bạn đã cùng với chúng tôi tìm hiểu xong căn bệnh tử cung nhi hóa thường gặp ở chị em phụ nữ. Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách xác định và điều trị cụ thể căn bệnh này. Đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ dưới đây nếu chị em muốn được tư vấn thêm về căn bệnh tử cung nhi tính nhé!