Do có kích thước khá nhỏ do đó vòi trứng rất dễ bị tắc. Vậy, tắc vòi trứng có làm IVF được không? Nó ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai của phụ nữ? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Tắc vòi trứng là gì?
Vòi trứng có chiều dài khoảng 10cm, đây thực chất là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung. Hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp làm trứng không thể di chuyển xuống tinh trùng được gọi là tắc vòi trứng.
Vậy, tắc vòi trứng có nguy hiểm không? Tắc vòi trứng có làm IVF được không? Theo các bác sĩ, tắc vòi trứng làm ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai. Ngoài ra nó còn dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung, vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.
Tắc vòi trứng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: dị tật bẩm sinh, phá thai nhiều lần, viêm vùng chậu, viêm nhiễm phần phụ,….
Tắc vòi trứng có làm IVF được không?
IVF là tên viết tắt của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Nó được thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm bằng cách lấy trứng từ mẹ kết hợp với tinh trùng của bố.
Theo các bác sĩ, tắc vòi trứng hoàn toàn có thể làm IVF. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại khá nhiều rủi ro, tỷ lệ thành công phụ thuộc vào độ tuổi của mỗi người. Phụ nữ trẻ tuổi có khả năng thành công cao hơn nhiều so với những phụ nữ lớn tuổi.
Quy trình thực hiện IVF chữa tắc vòi trứng
Sau khi tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi tắc vòi trứng có làm IVF được không, nhiều người lại mong muốn hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện IVF. Thực tế đây là quy trình vô cùng phức tạp.
Để thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cần trang thiết bị hiện đại và chuyên môn của các bác sĩ. Dưới đây là chi tiết các bước trong quy trình IVF chữa tắc vòi trứng:
Xét nghiệm thể chất và kích thích sinh sản
Trước khi tiến hành thực hiện bạn sẽ được kiểm tra tổng quát về ống dẫn trứng cũng như tử cung để đảm bảo an toàn. Dựa vào các xét nghiệm bác sĩ sẽ phân tích kết quả. Nếu bị tắc vòi trứng, các vết sẹo trên thành ống dẫn sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Sau hoàn thành việc kiểm tra tổng quát, bệnh nhân sẽ sử dụng một số thuốc kích thích sinh sản trong 10 – 12 ngày. Điều này đảm bảo thu được lượng trứng cao nhất, giúp tỷ lệ thành công lớn hơn.
Lấy trứng từ buồng trứng
Để lấy trứng từ buồng trứng, bác sĩ sẽ tiêm cho bệnh nhân chất kích thích rụng trứng. Sau khoảng 36 giờ, bệnh nhân được đưa lên bàn phẫu thuật để tiến hành lấy trứng.
Đầu kim từ từ di chuyển từ âm đạo vào buồng trứng rồi hút lấy các nang trứng. Lúc này, các nang trứng đang kèm các chất dịch lỏng. Bác sĩ phải sử dụng kính hiển vi để tách trứng khỏi các dịch lỏng.
Chăm sóc trứng
Tắc vòi trứng có làm ivf được không và tỷ lệ thành công của phương pháp này như thế nào phụ thuộc lớn vào quy trình chăm sóc trứng. Sau khi lấy được trứng, các bác sĩ sẽ đánh giá về độ chín cũng như chất lượng của trứng. Những quả trứng vượt qua khâu kiểm tra được đặt trong lồng ấp đặc biệt và tiếp xúc với tinh trùng.
Thông thường, có 2 cách để thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp tiêm cấy ICSI và phương pháp tự nhiên. Cả hay cách này đều có tỷ lệ thành công trên 70%.
Chuyển phôi
Sau khi thành công trong việc thụ tinh, phôi được đưa vào cơ thể mẹ. Lúc này, các bác sĩ cũng tiến hành xét nghiệm sinh thiết để tránh không xảy ra các bệnh lý di truyền.
Thông thường, lượng phôi chuyển vào dạ con là một để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ sinh non hoặc biến chứng. Phôi được chuyển vào tử cung bằng ống chuyên dụng.
Hỗ trợ phôi thoát màng
Biện pháp này được sử dụng với những người đã thực hiện IVF nhưng thất bại hoặc người lớn tuổi. Theo đó, màng bọc ngoài phôi được tạo một lỗ nhỏ để phôi phát triển tốt hơn.
Thử thai
Sau 12 ngày khi phôi đưa vào cơ thể mẹ, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để xem có xảy ra sự thụ thai không. Nếu thành công, cần thực hiện thêm siêu âm để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định.
Cần lưu ý gì khi thực hiện IVF chữa tắc vòi trứng?
Bên cạnh quan tâm tới việc tắc vòi trứng có làm IVF được không thì sau khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi thực hiện IVF bạn cần cho cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi. Hãy chuẩn bị những bài hát, bộ phim mình yêu thích để tinh thần được thả lỏng.
– Sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ: Sau khi thụ thai thành công bạn vẫn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất cần bổ sung progesterone để thai kỳ phát triển tốt nhất.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết sau khi thực hiện IVF. Theo đó, các thực phẩm giàu vitamin A và các khoáng chất như măng tây, cá ngừ, táo xanh,….được khuyến khích hơn cả.
– Kiêng quan hệ tình dục: Sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cần kiêng thực hiện chuyện “chăn gối”. Điều này giúp tránh tình trạng phá vỡ phôi thai hoặc co tử cung.
– Sử dụng thực phẩm chức năng: Các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm chức năng để bổ sung axit folic giúp ngăn bệnh tim mạch và hở hàm ếch cho trẻ.
Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Tắc vòi trứng có làm IVF được không?”. Đừng quên thăm khám các bác sĩ chữa vô sinh thường xuyên để đảm bảo sức khỏe nhé!