U nang buồng trứng phát triển nhanh luôn là nỗi lo sợ của người bệnh. Bởi khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn sẽ dẫn tới nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Vậy, u nang buồng trứng có mấy loại? U nang buồng trứng phát triển và trải qua các giai đoạn nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Mục lục nội dung
Các loại u nang buồng trứng
Dựa theo đặc điểm khối u, các bác sĩ chia u nang buồng trứng thành 2 loại chính là: U nang thực thể và u nang cơ năng. Mỗi loại u nang buồng trứng phát triển nhanh theo mức độ riêng và gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh khác nhau. Cụ thể:
U nang cơ năng
U nang cơ năng là khối u có người gốc từ nang noãn, chúng được hình thành do rối loạn sinh lý của chị em phụ nữ. Thường các khối u nang cơ năng có vỏ mỏng, dễ vỡ khi có áp lực đè lên bụng và chúng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi tự tiêu.
Trường hợp vỏ nang xuất hiện mạch máu bị tổn thương sẽ dẫn đến chảy máu. Hiện tượng này tương tự với chửa ngoài tử cung, cần phải mổ cấp cứu gấp. Mức độ đau của hiện tượng này phụ thuộc vào tình trạng người bệnh chảy máu ít hay nhiều.
U nang thực thể
U nang buồng trứng phát triển nhanh và có mức độ nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh cao nhất là u nang thực thể. Đây là khối u được hình thành từ các tổn thương nhu mô bình thường trong buồng trứng.
Chúng âm thầm phát triển và kéo dài từ năm này qua năm khác. Hiện nay, u nang thực thể được chia làm 3 dạng nhỏ là: U nang nhầy buồng trứng, u nang nước buồng trứng và u nang bì buồng trứng.
Khối u nang thực thể phát triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho tới khi người bệnh đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Một số biến chứng thường gặp của khối u nang như: Xoắn u nang, vỡ nang,… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới vô sinh, đẻ non, sảy thai, khó đẻ cho người bệnh.
U nang buồng trứng phát triển nhanh qua các giai đoạn nào?
Theo các bác sĩ chuyên gia, u nang buồng trứng phát triển chậm hay nhanh đều trải qua 4 giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1
Khối u nang hình thành và không tăng trưởng về kích thước. Do đó, người bệnh sẽ không có bất cứ triệu chứng nào bất thường biểu hiện ra bên ngoài. Thường trong giai đoạn 1 này, u nang buồng trứng còn nhỏ, chúng không thể chèn ép lên bộ phận xung quanh buồng trứng.
Giai đoạn 2
Đến giai đoạn 2 có thể khối u sẽ biến mất hoặc có thể khối u nang buồng trứng phát triển nhanh về kích thước. Giai đoạn 2 thường xảy ra đối với các khối u cơ năng. Bác sĩ sẽ chỉ định và theo dõi khối u của người bệnh trong vòng 2 đến 3 tháng.
Giai đoạn 3
Đến giai đoạn 3, khối u nang sẽ phát triển to rõ rệt, vùng bụng người bệnh trở nên căng phình. Đồng thời, xuất hiện các dấu hiệu bệnh kèm theo như: Đại tiểu tiện bất thường, đau bụng dưới, rong kinh kéo dài,… Lý do là bởi, khi khối u phát triển to dần, chúng sẽ chèn lên các cơ quan tạng xung quanh buồng trứng.
Giai đoạn 4
Đây là thời kỳ u nang buồng trứng phát triển nhanh và mạnh nhất, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Trong giai đoạn 4, người bệnh rất dễ bị xoắn cuống nang, gây ngưng trệ máu đến nuôi buồng trứng.
Nếu buồng trứng thiếu hụt máu sạch đến nuôi hàng ngày sẽ dẫn tới hoại tử hoặc bị vỡ u nang buồng trứng. Đối với trường hợp này, người bệnh cần phải được đưa đi cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn cho tính mạng.
Cách điều trị u nang buồng trứng hiệu quả
Để hạn chế tối đa tình trạng u nang buồng trứng phát triển kích thước to, gây ra nhiều biến chứng khó lường. Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉnh định phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Cụ thể:
– Phương pháp dùng thuốc: Đối với khối u nhỏ mới hình thành trong giai đoạn 1, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng nội tiết tố. Tuy nhiên, loại thuốc này dễ để lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
– Phương pháp phẫu thuật: Khi khối u nang phát triển với kích thước 50mm trở lên. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để hạn chế biến chứng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Dựa vào kích thước khối u, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và lựa chọn phương pháp mổ: Mổ mở, mổ nội soi, cắt u nang bằng sóng siêu âm,…
Sau quá trình điều trị, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống. Uống đầy đủ nước mỗi ngày, hạn chế căng thẳng, nghỉ ngơi khoa học. Đặc biệt, phải thực hiện lịch tái khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ xong thắc mắc về bệnh u nang buồng trứng phát triển nhanh qua các giai đoạn nào cho các bạn tham khảo. Hy vọng, những kiến thức trên sẽ hữu ích cho các chị em phụ nữ chứ không chỉ riêng người bị u nang buồng trứng. Hãy liên hệ ngay cho bác sĩ chữa vô sinh nếu bạn còn điều gì thắc mắc về căn bệnh này nhé!