Không chỉ người lớn, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh teo tinh hoàn ngay từ khi còn nhỏ là rất cao. Vậy, bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Hôm nay, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết sau bạn nhé!
Nếu bạn cần Lương Y Thu Hằng tư vấn rõ hơn các vấn đề liên quan đến bệnh vô sinh hiếm muộn nam nữ, xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua SĐT: 093.223.8188 hoặc gửi thư qua Email: thuhangduoclieu@gmail.com
Mục lục nội dung
Bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em là gì?
Bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng tinh hoàn trẻ em có kích thước một bên to, một bên nhỏ, vùng bìu bị sưng và gây cảm giác đau cho bé. Tình trạng này của bé nếu để kéo dài sẽ dẫn tới hoại tử tinh hoàn, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của bé.
Hiện tượng teo tinh hoàn thường xảy ra khi tinh hoàn của trẻ chưa cố định tại túi bìu. Theo các bác sĩ, tỷ lệ trẻ mắc bệnh teo tinh hoàn chiếm tới 25 – 50%, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng tuổi thanh thiếu niên là nhiều nhất. Bệnh teo tinh hoàn có thể xảy ra trước trong và sau khi sinh.
Triệu chứng bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em
Triệu chứng bệnh teo tinh hoàn trẻ em mà bố mẹ có thể tham khảo và theo dõi sau:
– Trẻ vừa sinh ra đã thấy tinh hoàn bên to bên nhỏ bất thường. Vùng da ở bìu bị nhợt hoặc đỏ sẫm, mất nếp nhăn. Hoặc một số trường hợp bên bìu của trẻ bị rỗng do tinh hoàn xoắn và bị tiêu từ trước.
– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang thời kỳ bú mẹ chưa tự xác định và nói được vị trí đau của mình. Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc liên tục để bày tỏ sự khó chịu của mình.
– Khi lên cơn sưng đau tinh hoàn, trẻ thường có dấu hiệu sốt cao.
Đối với trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, bệnh teo tinh hoàn có một số biểu hiện cấp tính sau:
– Trẻ thường đau đột ngột ở hai bên hoặc một bên bìu. Một số trẻ lại bị buồn nôn, đau bụng dưới. Trong khi đó, trẻ sơ sinh chỉ có phù nề, đỏ da bìu, bỏ bú và quấy khóc.
– Trẻ có thể không sốt hoặc sốt, không có triệu chứng tiểu rắt, tiểu khó, không có tiền sử về chấn thương bìu.
– Nếu bố mẹ phát hiện tình trạng bệnh muộn, trẻ sẽ bị đau, sưng, đỏ sẫm ở da vùng bìu và không cho bất cứ ai chạm vào vùng bìu.
Bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, teo tinh hoàn ở trẻ em thường để lại hậu quả nặng nề. Tinh hoàn khi bị teo sẽ tác động trực tiếp tới hai loại tế bào mầm là: Tinh trùng, tế bào sản xuất hormone testosterone. Vì thế, nguy cơ hiếm muộn/vô sinh, rối loạn hormone giới tính của trẻ về sau rất cao. Cụ thể:
Gây rối loạn hormone giới tính
Bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em gây rối loạn hormone giới tính. Bởi khi tinh hoàn bị teo đồng nghĩa với việc chức năng tinh hoàn của trẻ bị tác động nghiêm trọng. Đối với các trường hợp nặng, có thể chức năng tinh hoàn sẽ không còn hoạt động được. Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất, điều tiết hormone testosterone của trẻ không còn. Lâu dần trẻ sẽ ngày càng bị nữ tính hóa.
Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Khi tinh hoàn của trẻ có vấn đề sẽ dẫn tới quá trình sản xuất tinh trùng của trẻ bị ảnh hưởng. Số lượng lẫn chất lượng tinh trùng bị suy giảm, quá trình thụ thai sau khi trẻ trưởng thành sẽ rất khó. Nguy cơ trẻ bị vô sinh/hiếm muộn con rất cao.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ
Bệnh teo tinh hoàn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm sinh lý của trẻ. Trẻ sẽ thấy lo sợ không biết mình đang bị bệnh gì? Trẻ ngại phải chia sẻ vấn đề tế nhị này cho người lớn.
Một số trẻ còn tự ý điều trị bệnh theo các cách “học lỏm” trên mạng khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Phương pháp điều trị bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em
Sau khi thăm khám bệnh cho trẻ, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh cụ thể của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
– Nếu trẻ bị teo tinh hoàn do bị giãn tĩnh mạch hoặc bị xoắn tinh hoàn. Bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để thắt tĩnh mạch bị giãn/tháo xoắn.
– Nếu trẻ bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để kích thích kích thước tinh hoàn to lên. Mục đích của phương pháp này là nuôi dưỡng, sản xuất ra tinh trùng.
– Trong quá trình điều trị, bố mẹ nên hạn chế tối đa việc cho bé vận động, đi lại nhiều. Bên cạnh đó, bố mẹ nên sắm quần lót rộng, nâng đỡ cho bé mặc và quan tâm tới tâm sinh lý của con nhiều hơn.
Lưu ý: Dù là điều trị bằng phương pháp nào đi chăng nữa, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để trực tiếp thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả cho trẻ.
Như vậy với những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em là gì? Triệu chứng cũng như biện pháp điều trị bệnh ra sao? Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ chữa vô sinh để được tư vấn cụ thể hơn nhé!