Theo số liệu thống kê, có tới 20 – 30% phụ nữ bị hiếm muộn con là do ứ dịch vòi trứng. Trứng không thể di chuyển đến gặp tinh trùng, dẫn tới quá trình thụ thai bất thành. Do đó, bệnh tắc, ứ dịch vòi trứng là bệnh lý mà chị em không thể xem thường. Vậy, ứ dịch vòi trứng có nguy hiểm không? Theo dõi ngay bài viết để có được câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!
Mục lục nội dung
Ứ dịch vòi trứng là gì?
Cùng với chúng tôi điểm qua khái niệm của bệnh lý này trước khi tìm hiểu ứ dịch vòi trứng có nguy hiểm không trước bạn nhé! Đây là tình trạng vòi trứng tích tụ dịch vô trùng khiến cho ống dẫn trứng bị tắc nghẽn.
Ứ dịch vòi trứng nếu không chữa trị kịp thời sẽ lây sang các cấu trúc xung quanh. Cuối cùng chúng sẽ tạo ra thành abces ống dẫn trứng tại buồng trứng. Trong khi đó, vòi trứng là con đường để trứng và tinh trùng gặp nhau rồi thụ tinh.
Hậu quả là dẫn tới tình trạng vô sinh hiếm muộn con ở các chị em trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng của ứ dịch vòi trứng không rõ ràng, chỉ khi khám phụ khoa mới phát hiện. Do đó, để đảm bảo an toàn, chị em nên đi khám phụ khoa theo định kỳ tại cơ sở y tế. Khi phát hiện bệnh có thể chữa trị kịp thời, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
Tham khảo thêm:
Triệu chứng của ứ dịch vòi trứng
Khi có các dấu hiệu bất thường dưới đây, chị em nên đến cơ sở y tế để thăm khám:
- Thường xuyên bị đau bụng và đau ở vùng chậu.
- Thường xuyên tiết dịch âm đạo bất thường.
Thực tế, vẫn có một số chị em bị mắc bệnh nhưng không có bất cứ triệu chứng nào. Họ chỉ được phát hiện bệnh khi đi khám phụ sản theo định kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh ứ dịch vòi trứng gồm:
- Do quan hệ tình dục không lành mạnh.
- Do bị lạc nội mạc tử cung.
- Do bị viêm vùng chậu.
- Do bị viêm ruột thừa.
- Do đã có tiền sử về phẫu thuật tại bụng.
Khi cơ thể chị em bị chấn thương, tế bào viêm sẽ được điều đến khu vực tổn thương. Quá trình viêm, lành ở trong vòi trứng có thể dẫn tới mất tua loa vòi trứng. Lâu ngày, vòi trứng của chị em sẽ bị đóng lại.
Xem thêm: Biểu hiện bệnh ứ dịch vòi trứng và cách điều trị ứ dịch vòi trứng hiệu quả
Ứ dịch vòi trứng có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ phụ khoa, ứ dịch vòi trứng nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng và một số tổn thương khác. Cụ thể:
- Vô sinh: Khi vòi trứng bị thít chặt, tắc nghẽn, trứng và tinh trùng sẽ không thể gặp nhau. Do đó, tỷ lệ thụ thai sẽ gần như không có.
- Bị ứ dịch vòi trứng: Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến cho vòi trứng bị tắc hoàn toàn. Các bác sĩ sẽ chọn phương án cắt vòi trứng nếu bệnh nhân bị viêm nặng.
- Nội mạc tử cung sẽ bị tổn thương: Nhiều người bệnh bị dịch viêm ở vòi trứng chảy xuống buồng tử cung. Và kết quả là dẫn tới tình trạng bệnh nhân bị viêm mạn tính nội mạc tử cung.
- Ngoài ra, bệnh tắc vòi trứng còn thay đổi hệ miễn dịch cơ thể, dẫn tới phôi khó làm tổ. Tỷ lệ hiếm muộn con sẽ cao hơn so với người khác.
Phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng
Sau khi đã nắm rõ ứ dịch vòi trứng có nguy hiểm không? Hãy cùng với chúng tôi điểm qua một số phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng dưới đây nhé!
Phương pháp nội soi tái tạo ống dẫn trứng
Phương pháp nội soi tái tạo ống dẫn trứng được cân nhắc dựa vào:
- Trình độ của bác sĩ phẫu thuật.
- Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở y tế.
- Độ tuổi của người bệnh.
- Thời gian mong muốn có con.
- Nguyên nhân dẫn tới vô sinh.
- Độ nặng của bệnh ứ dịch ống dẫn trứng.
Sau đó, bác sĩ sẽ giải thích khả năng ứ dịch ống dẫn trứng, khả năng bị thai ngoài tử cung. Bởi thực tế, tình trạng ứ dịch vòi trứng có thể tái phát từ 3 – 6 tháng sau nội soi.
Vì thế, các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên áp dụng phương pháp chữa trị hiệu quả. Điều này sẽ hỗ trợ chị em việc có thai tự nhiên và sớm có con. Có thể là kích thích buồng trứng, bơm tinh trùng vào bên trong buồng trứng.
Phương pháp nội soi kẹp cắt ống dẫn trứng
Đây là phương pháp chữa trị hiệu quả đối với bệnh nhân bị ứ dịch nặng, tái phát. Đối với người không bị abces phần phụ, bác sĩ sẽ kẹp sát góc vòi trứng bị ứ dịch.
Ngược lại, đối với các bệnh nhân từng có tiền sử abces, nhiễm trùng vùng chậu, đau hạ vị. Bác sĩ sẽ cắt ống dẫn trứng sau đó nối hai đầu lành lại với nhau để tránh tái phát.
Ứ dịch vòi trứng có thể dẫn tới nhiễm trùng tái phát, ứ mủ hoặc abces trong phần phụ. Tuy nhiên, nếu chỉ có 1 bên bị ứ dịch sau nội soi hoặc cắt ống dẫn trứng thành công. Bệnh nhân vẫn có khả năng mang thai tự nhiên, hoặc áp dụng phương pháp thụ tinh. Theo đó, bác sĩ sẽ bơm tinh trùng của chồng vào buồng tử cung của bệnh nhân.
Lưu ý, đối với bệnh nhân có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm cũng cần nội soi. Mục đích chính là để giải quyết triệt để tình trạng bị ứ dịch tại vòi trứng. Dẫn tới tình trạng tinh trùng bị đổ vào buồng tử cung rồi hủy phôi.
Việc áp dụng phương pháp kẹp cắt ống dẫn trứng có khả năng đáp ứng buồng trứng hiệu quả. Nhờ đó, bệnh nhân có thể thụ tinh ngay sau kẹp cắt vòi trứng. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới dự trữ buồng trứng về sau của bệnh nhân.
Đối với người có buồng trứng dự trữ kém, bác sĩ sẽ kích thích buồng trứng để thụ tinh. Theo đó, bác sĩ sẽ trữ phôi, rồi nội soi hoặc cắt ống dẫn trứng, sau đó mới chuyển phôi.
Như vậy, với một số chia sẻ trên hy vọng bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: Ứ dịch vòi trứng có nguy hiểm không?. Hy vọng, những kiến thức trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về bệnh ứ dịch vòi trứng. Nếu còn điều gì chưa rõ, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn cụ thể những thắc mắc mà bạn đang gặp phải.