U nang buồng trứng là chứng bệnh khiến cho nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản lo lắng. Bởi đây là bệnh lý phụ khoa có tác động trực tiếp tới khả năng mang thai của phụ nữ. Vậy, khi mổ u nang buồng trứng có sinh con được không? Theo dõi bài viết để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!
Nếu bạn cần Lương Y Thu Hằng tư vấn rõ hơn các vấn đề liên quan đến bệnh vô sinh hiếm muộn nam nữ, xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua SĐT: 093.223.8188 hoặc gửi thư qua Email: thuhangduoclieu@gmail.com
Mục lục nội dung
Khi nào nên phẫu thuật u nang buồng trứng?
Trước khi tìm hiểu mổ u nang buồng trứng có sinh con được không? Cùng với chúng tôi điểm qua thông tin thời điểm nào cần phẫu thuật u nang buồng trứng. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật khi kích thước u nang của người bệnh quá lớn.
Hoặc khối u nang của người bệnh có triệu chứng biến chứng, nghi ngờ ung thư. Phương pháp thuật mổ u nang buồng trứng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
- Kích thước u nang.
- Độ tuổi của người bệnh.
- Người bệnh còn mong muốn sinh con hay không?
- Tiền sử ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú trong gia đình của mỗi người bệnh.
Từ đó, bác sĩ mới có cơ sở và đưa ra phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng phù hợp. Có trường hợp bác sĩ chỉ định phẫu thuật bóc tách khối u nang ra khỏi buồng trứng. Nhưng có trường hợp bác sĩ lại chỉ định phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
Mổ u nang buồng trứng có sinh con được không?
Theo các bác sĩ phụ sản, có nhiều yếu tố tác động đến khả năng mang thai của chị em phụ nữ sau phẫu thuật u nang buồng trứng. Cụ thể:
Trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng mang thai
Dưới đây là một số trường hợp không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người bệnh.
Bị u nang buồng trứng chức năng
Đây là loại u nang lành tính, phát triển ở trên bề mặt buồng trứng thuộc chu kỳ kinh nguyệt. Trứng sẽ được nuôi dưỡng, trưởng thành ở trong nang trứng cụ thể nào đó. Khi trứng chín muồi sẽ được giải phóng ra ngoài, túi chứa sẽ nhỏ lại, thoái hóa dần.
Nếu ngược lại, túi không bị tiêu đi mà còn to lên vì chứa các chất dịch. Lâu dần chúng sẽ tạo ra khối u nang buồng trứng. Điều thú vị là các khối u nang này không xuất hiện bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nào.
Chúng sẽ tự tiêu sau vài chu kỳ kinh nguyệt mà không phải điều trị. U nang chức năng này cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng mai thai của chị em. Tuy nhiên, nếu khối u nang phát triển lớn hơn có thể sẽ bị vỡ ra, chảy máu. Một số trường hợp sẽ bị xoắn buồng trứng. Vì thế, chị em nên thăm khám phụ sản thường xuyên để theo dõi và phòng ngừa.
Bị u nang buồng trứng dạng tuyến
Mổ u nang buồng trứng có sinh con được không? U nang buồng trứng dạng tuyến là khối u lành tính. Chúng được hình thành là hệ quả của việc tăng trưởng các tuyến trên của bề mặt buồng trứng.
Nếu kích thước khối u nang buồng trứng dạng tuyến này không quá to, không biến chứng. Chúng sẽ không tác động hay gây ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản của chị em.
Bị u tế bào mầm
Theo các chuyên gia phụ sản, u tế bào mầm thường vô hại. Trong khối u này chứa nhiều loại mô khác nhau, gồm: Mô mỡ, mô thần kinh, xương, tóc, răng,… Chúng không chứa chất lỏng như khối u nang bình thường và không gây vô sinh.
Bị u nang xuất huyết
Mổ u nang buồng trứng có sinh con được không? Thường u nang xuất huyết vẫn có bản chất của khối u nang chức năng. Chúng có biến chứng chảy máu trong khối u.
Nếu máu tự hấp thu, không có can thiệp chuyên biệt. Chúng sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, có con của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.
Trường hợp ảnh hưởng đến khả năng mang thai
Dưới đây là một số trường hợp gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người bệnh. Cụ thể:
Bị u lạc nội mạc tử cung
Mổ u nang buồng trứng có sinh con được không? U lạc nội mạc tử cung là mô nội mạc tử cung phát triển bất bình thường trong buồng trứng. Chúng là màng nhầy lót lớp bên trong thành tử cung, bị hormone tác động. Lâu dần chúng sẽ tạo ra chu kỳ kinh nguyệt.
Khi bị u lạc nội mạc tử cung, người bệnh có cảm giác đau mạn tính vùng xương chậu. Vào chu kỳ kinh nguyệt, khối u này sẽ thay đổi kích thước, bên trong có màu đỏ sẫm.
Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, khối u này sẽ phát triển. Chúng sẽ tác động trực tiếp và gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh. Thậm chí, chúng còn làm xáo trộn các chức năng sinh lý của buồng trứng. Một số trường hợp nặng, bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ buồng trứng vì bị nhiễm trùng.
Bị hội chứng buồng trứng đa nang
Đây là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các u nang trên buồng trứng. Hội chứng buồng trứng đa năng phổ biến ở các chị em đang điều trị hỗ trợ thụ tinh. Hội chứng buồng trứng đa năng hình thành do sử dụng kích tố nhân tạo. Các nang trứng phát triển hàng loạt với các kích thước khác nhau.
Ngoài ra, một số chị em không sử dụng thuốc mà vẫn chứa nhiều nang trứng trong buồng trứng. Chúng hoạt động không đạt hiệu quả, chu kỳ tử cung không đều, trứng không rụng. Một số chị em còn rơi vào tình trạng rậm tóc, lông quá mức, béo phì, nổi mụn,….
Vì thế, các chị em phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang đều khó có con. Lý do là khối u nang gây ra sự mất cân bằng về nội tiết tố. Đồng thời, hạn chế quá trình phát triển và trưởng thành của bộ phận nang trứng.
Như vậy chúng tôi đã giải đáp xong câu hỏi mổ u nang buồng trứng có sinh con được không? Hy vọng, với những chia sẻ về sức khỏe phụ sản trên sẽ hữu ích cho chị em phụ nữ. Nếu cảm thấy có dấu hiệu bất thường về cơ quan sinh dục, hãy đi khám phụ khoa bạn nhé!
Nguồn: Tổng hợp