Bệnh vô sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vô sinh như thế nào đang là thắc mắc của rất nhiều người khi hiện nay có quá nhiều cặp đôi tìm đến bệnh viện để chữa trị hiếm muộn. Hầu hết họ đều không phải tới 1 lần mà là rất nhiều lần, không phải đi một nơi mà là đã quá nhiều nơi.
Mục lục nội dung
Tìm hiểu chung về bệnh vô sinh
Vô sinh là gì?
Vô sinh (hay gọi là hiếm muộn) là bệnh nếu sau 2 năm vợ chồng chung sống với nhau, người phụ nữ vẫn chưa có thai thì gọi là vô sinh. Nếu chưa có thai lần nào gọi là vô sinh nguyên phát. Đã có thai một lần rồi mà trên 2 năm không có thai lại gọi là vô sinh thứ phát.
Muốn thụ thai được, về phía người chồng đòi hỏi phải có tinh trùng tổ nghĩa là khỏe và số lượng nhiều. Khi giao hợp phải xuất tinh được. Về phía người vợ phải có phóng noãn (rụng trứng), đường sinh dục phải thông và trứng phải làm tổ được trong buồng tử cung. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Trong nền y học hiện nay, việc chuẩn đoán và điều trị vô sinh hiếm muộn trở nên an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh vô sinh?
Những người hút thuốc, nghiện rượu thường có nguy cơ mắc các bệnh vô sinh cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi từ 30 trên lên hoặc nam giới hơn 40 tuổi sẽ hạn chế khả năng sinh sản. Hãy tìm hiểu thật kĩ các nguy cơ gây nên vô sinh để có biện pháp phòng ngừa hợp lí.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vô sinh là gì?
Dấu hiệu phổ biến nhất là việc không thụ thai khi hai vợ chồng quan hệ tình dục một năm mà không sử dụng các biện pháp tránh thai nào.
Ngoài ra, triệu chứng vô sinh ở phụ nữ có một vài biểu hiện về việc thay đổi thất thường chu kì kinh nguyệt. Trong đó, triệu chứng vô sinh ở nam giới là việc thay đổi các nội tiết tố bên trong với các biểu hiện bên ngoài như thay đổi tốc độ tăng trưởng tóc, rối loạn chức năng cương dương hoặc giảm ham muốn quan hệ. Ngoài ra có thể bị teo tinh hoàn hoặc bị sưng ở bìu.
Tham khảo thêm: 13 dấu hiệu bệnh vô sinh nữ mà 99% chị em thường chủ quan không ngờ đến
Khi nào nên khám bởi bác sĩ?
Nếu sau một năm quan hệ không có biện pháp phòng ngừa mà chưa có con, bạn hãy tìm gặp bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, phụ nữ hãy gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Kinh nguyệt không đồng đều, chu kì thất thường.
- Phụ nữ có vấn đề về sinh sản, đã từng nao phá thai hoặc nhiều lần sảy thai.
- Bạn từng mắc bệnh bị lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu;
- Bạn đã từng điều trị ung thư trước đây hoặc mắc các bệnh mãn tính về thận, đái tháo đường…
Ngoài ra, nam giới khi gặp các trường hợp sau hãy tìm đến lời tư vấn của bác sĩ:
- Số lượng tinh trùng ít, không khỏe, tỉ lệ dị tật cao
- Bìu bị sưng
- Đã từng thắt ống dẫn tinh để tránh thai
- Bìu và bẹn từng phẫu thuật
- Tinh hoàn nhỏ, khả năng tình dục kém, không có khả năng cương cứng, đạt khoái cảm
- Đã từng mắc và điều trị ung thư từ trước
- Muốn tìm hiểu về khả năng sinh sản của bạn
Mọi bệnh tật luôn theo nguyên tắc “phòng ngừa còn hơn chữa trị”. Do đó, hãy chủ động đến khám bác sĩ khi có triệu chứng bất thường về bệnh vô sinh.
Tham khảo thêm bài viết: Khám chữa vô sinh nam ở đâu hiệu quả nhất?
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra vô sinh nam nữ?
Nguyên nhân vô sinh ở nữ giới
Nữ giới chiếm đến 50 – 60% nguyên nhân gây nên vô sinh liên quan đến ống dẫn trứng, rối loạn về buồng trứng và vấn đề về tử cung. Ngoài ra, có đến 10% đến 20% các nguyên nhân không rõ ràng khác.
Ngoài ra, các yếu tố gây vô sinh ở nữ giới bao gồm:
- Các vấn đề về chu kì kinh nguyệt không đồng đều, kéo dài thất thường, rong kinh;
- Tử cung hay cổ tử cung có vấn đề;
- Ứ dịch tắc nghẽn ở ống dẫn trứng;
- Hội chứng buồng trứng đa nang;
- Rối loạn rụng trứng;
- Suy buồng trứng sớm;
- Lạc nội mạc tử cung;
- U xơ cổ tử cung;
- Điều trị các bệnh ung thư;
Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Nguyên nhân vô sinh ở nam giới (chiến từ 13% – 50%) là do chất lượng tinh trùng thấp (tinh trùng bất thường, dị dạng, tinh trùng yếu).
Các yếu tố gây vô sinh nam gồm:
- Rối loạn chức năng sản xuất tinh trùng: có nhiều nguyên nhân khác nhau như tinh hoàn co rút, khuyết tật di truyền, mắc các bệnh mãn tính như đái đường, biến chứng quai bị, phẫu thuật tinh hoàn hoặc vùng bẹn.
- Vấn đề trong sản xuất tinh trùng như xuất tinh sớm, xuất tinh ngược và các bệnh di truyền như bệnh xơ nang, cấu trúc bộ phận sinh dục như mào tinh hoàn;
- Tiếp xúc nhiều với chất độc hại như thuốc trừ sâu, các thuốc kích thích như thuốc lá, cần sa, rượu.
- Điều trị bệnh ung thư kéo dài.
Nguy cơ mắc phải bệnh vô sinh
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh vô sinh
Đối với phụ nữ trên 35 hoặc đàn ông trên 40 thì khả năng thụ thai sẽ thấp hơn so với giới trẻ. Ngoài ra, việc hút thuốc lá, nghiện rượu làm tăng khả năng vô sinh của cả nam và nữ.
Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn?
Sau đây là một số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh vô sinh (hiếm muộn) cả nam và nữ:
- Độ tuổi: Phụ nữ trên 35 và đàn ông trên 40 có khả năng sinh sản giảm đi rõ rệt.
- Sử dụng thuốc lá: Thuốc lá rất hại cho khả năng sinh sản của nam và nữ. Thuốc lá làm tăng khả năng sảy thai của nữ, gây rối loạn cương dương và giảm chất lượng tinh trùng ở nam.
- Sử dụng rượu: Đối với phụ nữ, rượu làm ảnh hưởng đến việc mang thai, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và khó khăn hơn trong việc mang thai. Ngoài ra, rượu làm giảm chất lượng tinh trùng và khả năng vận động.
- Thừa cân: Béo phì làm giảm chất lượng tinh trùng và rối loạn testosterone ở đàn ông. Ngoài ra, béo phì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh con của nữ.
- Thiếu cân: Việc chán ăn, ăn uống vô tội vạ hoặc chế độ ăn ít Calo cũng ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của phụ nữ.
- Vấn đề tập thể dục: Việc thiếu vận động thể dục dễ dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, việc tập luyện quá mức ở phụ nữ cũng ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng.
Điều trị hiệu quả
Các phương pháp y tế nào chuẩn đoán vô sinh hiếm muộn?
Các kĩ thuật chẩn đoán vô sinh dành cho phụ nữ
Để kiểm tra rụng trứng ở phụ nữ, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lâm sàng như:
- Kiểm tra khả năng rụng trứng;
- Chụp buồng tử cung;
- Kiểm tra khả năng dự trữ của buồng trứng;
- Xét nghiệm hormone;
- Siêu âm vùng chậu;
Các kĩ thuật chẩn đoán vô sinh hiếm muộn dành cho nam giới
Các kĩ thuật chuẩn đoán việc sản xuất tinh trùng và xuất tinh ở nam giới được bác sĩ tiến hành các xét nghiệm như:
- Phân tích inh dịch;
- Xét nghiệm hormone;
- Siêu âm bìu;
- Xét nghiệm di truyền;
- Sinh thiết tinh hoàn;
Những phương pháp nào dùng để điều trị vô sinh?
Hiện nay nền y tế hiện đại có rất nhiều biện pháp chữa trị vô sinh như thay đổi lối sống (như giảm hoặc tăng cân), dùng thuốc điều trị, dùng Hormone hoặc thuốc kích thích rụng trứng. Ngoài ra có thể tiến hành phẫu thuật như mở ống dẫn trứng, bơm tinh trùng vào tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Các phương pháp điều trị dành cho phụ nữ
- Dùng thuốc: Phụ nữ bị rối loạn rụng trứng thường dùng các thuốc giúp thụ thai để kích thích rụng trứng.
- Phẫu thuật: khi tử cung có vấn đề như polyp nội mạc tử cung, vách ngăn tử cung hoặc sẹo tử cung có thể phẫu thuật để phục hồi khả năng sinh sản.
Các phương pháp điều trị dành cho nam giới
- Dùng thuốc: Nam giới mất cân bằng Hormone hoặc rối loạn cương dương có thể điều trị bằng thuốc để cân bằng nội tiết tố.
- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật để điều trị tắc nghẽn ống dẫn tinh hoặc giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn.
Ngoài ra, còn có các phương pháp chữa trị vô sinh trong đó cả trứng và tinh trùng đều được sử dụng. Một số phương pháp thông dụng như:
- Kĩ thuật bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung (IUI);
- Kĩ thuật tiêm trực tiếp tinh trùng vào trứng (ICSI);
- Kĩ thuật thụ thai trong ống nghiệm (IVF);
- Sử dụng tinh trùng và trứng hiến tặng.
Xem thêm: Khám chữa vô sinh nam ở đâu tốt nhất?
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt giúp phòng tránh bệnh vô sinh
Để phòng tránh bệnh vô sinh, bạn nên lưu ý những cách sau:
- Theo dõi các triệu chứng và chuẩn đoán, điều trị với với bác sĩ chuyên khoa;
- Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ;
- Chia sẻ với bác sĩ về sự lo lắng của bạn về khả năng sinh con;
- Ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ. Không nên tập quá mức hoặc sụt cân có thể gây ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và chu kì kinh nguyệt;
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Trên đây là các kiến thức thắc mắc vô sinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị vô sinh hiệu quả.
Để có bất kì câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất
Trang website không đưa ra bất kì lời khuyên, chuẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tham khảo:
- Mayo Clinic Staff, Infertility, trang mayoclinic.org