Suy buồng trứng sớm hay còn gọi là mãn kinh sớm, hoặc lão hóa buồng trứng sớm, đây là bệnh có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản nữ giới. Nó có thể làm cho cơ quan sinh sản không còn khả năng sinh sản nuôi dưỡng trứng, và các chức năng khác sinh dục khác của nữ giới cũng ngừng duy trì sản xuất số lượng hormone estrogen hoặc phát hành thường xuyên trứng.
Tham khảo thêm:
Nguyên nhân và triệu chứng của suy buồng trứng
Điều trị suy buồng trứng sớm bằng đông y hiệu quả
Nên ăn gì? và không nên ăn gì? khi bị suy buồng trứng
Mục lục nội dung
TÌM HIỂU VỀ BỆNH SUY BUỒNG TRỨNG SỚM Ở NỮ GIỚI
Buồng trứng có chức năng khá quan trọng trong việc nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng và thụ thai, nhưng buồng trứng cũng có tuổi, nó cũng giống với bất kỳ bộ phân nào trên cơ thể khi đến giai đoạn lão hóa thì sẽ dẫn đến suy buồng trứng sớm và làm cho buồng trứng không còn hoạt động bình thường được nữa.
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm
Việc phát hiện ra bênh suy buồng sớm rất quan trọng để có thể chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh loãng xương, nhiều phụ nữ phát hiện muộn còn bị rối loạn chu ky kinh nguyệt. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, hơn 50% phụ nữ trẻ với suy buồng trứng sớm nguyên phát bị bỏ sót không được làm xét nghiệm tầm soát suy buồng trứng .
Suy buồng trứng sớm có tỉ lệ mắc bệnh như sau:
- – 5% ở phụ nữ dưới 45 tuổi.
- – 1% phụ nữ dưới 40 tuổi.
- – 0,1% phụ nữ dưới 30 tuổi.
- – 0,01% phụ nữ dưới 20 tuổi.
Hiện nay, việc điều trị các dạng ung thư ở trẻ em và phụ nữ trẻ ngày càng được cải thiện, vì vậy, tỉ lệ “mãn kinh sớm” ở phụ nữ ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy buồng trứng sớm
Hiện nay có rất nhiều lý do gây ra suy buồng trứng sớm nhưng yếu tố chủ đạo là do hàm lượng hocmone estrogen sụt giảm.
– Do rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, lượng kinh nguyệt luôn thất thường và không ổn định.
– Do việc lạm dụng các chất kích thích hệ thần kinh như thuốc lá, rượu bia, café, cocain,…
– Do người bệnh bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục từ các loại vi khuẩn, vi rút, nấm,…
– Do tình trạng nạo hút thai bừa bãi dẫn tới buồng trứng bị tác động, các nội tiết bị rối loạn.
– Do quá trình điều trị của người bệnh phải cắt bỏ một bên buồng trứng hay vòi trứng,…
Cho đến thời điểm này bệnh suy buồng trứng ở nữ giới vẫn chưa có phương pháp chữa và điều trị nào để có thể cải thiện khả năng sinh sản cho những người mắc bệnh. Vì vậy chị e bị mắc bệnh này thường phải sử dụng phương pháp thụ tinh qua ống nghiệm nếu muốn có em bé.
Những lời khuyên về chứng bệnh suy buồng trứng ở chị em
– Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn chặn những căn bệnh phụ khoa có thể gây hại đến buồng trứng.
– Không lạm dụng các loại thực phẩm có tính kích thích.
– Luôn giữ cân bằng tâm lí trong công việc, cuộc sống,…
– Nên thăm khám phụ khoa thường xuyên hoặc theo định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, giúp tăng cường estrogen và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Dưới đây là câu hỏi của một bạn bị suy buồng trứng. Chúng ta hãy cùng tham khảo nhé!
Hỏi: Cháu lấy chồng đã 5 năm, chưa có thai lần nào. Cháu đã đi khám hiếm muộn, kết quả cháu bị buồng trứng bị lão hóa. Xin hỏi bác sĩ vì sao bị mắc bệnh này? Có cách nào điều trị để mang thai không?
Trả lời: Chào Ngọc Minh!
Suy buồng trứng là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở những phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, phụ nữ trẻ, chỉ sau tuổi dậy thì, chưa lập gia đình cũng có nguy cơ bị suy buồng trứng, y học gọi đó là suy buồng trứng sớm. Khi phát hiện những biểu hiện như kinh nguyệt không đều, vã mồ hôi về đêm, mệt mỏi, stress, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, ít quan tâm đến tình dục, đau khi quan hệ tình dục, âm đạo khô, mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu thì tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị. Tránh tình trạng bệnh để lâu dẫn đến vô sinh hiếm muộn
Hiện vẫn chưa có phương pháp phục hồi chức năng hoạt động bình thường của buồng trứng trong điều trị suy buồng trứng sớm mà chỉ có thể điều trị một số triệu chứng bệnh. Sau khi bác sĩ chẩn đoán và làm một số xét nghiệm, tùy từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị hormon thay thế hay điều trị hiếm muộn.
Chữa bệnh hiếm muộn: có rất nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn được thực hiện nhằm phục hồi chức năng của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate,… Tuy nhiên, cũng có khoảng 5-10% số bệnh nhân mang thai mà không cần điều trị. Những người khác muốn có thai cần áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm. Trường hợp của cháu nên khám ở bệnh viện phụ sản ́ để được tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.