IVF là tên viết tắt của phương pháp tân tiến thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một trong những phương pháp tân tiến trong điều trị vô sinh hiếm muộn – vô sinh đang được áp dụng khá nhiều hiện nay. Một đứa trẻ được sinh ra từ IVF cũng hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển hoàn toàn bình thường so với mang thai tự nhiên. Vậy quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được thực hiện ra sao, mời quý độc giả cùng tham khảo ở bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Thông tin cơ bản về thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp điều trị vô sinh mà khoa học hiện đại đã phát minh ra. Phương pháp tân tiến này mang đến rất nhiều hạnh phúc, xua tan rất nhiều nỗi âu lo cho các cặp vợ chồng đang mắc vô sinh, hiếm muộn về đường con cái. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm: kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, thụ tinh giữa trứng và tinh trùng, nuôi cấy phôi trong môi trường và chuyển phôi vào buồng tử cung. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý với các bạn đang có ý định đang muốn thực hiện phương pháp này là tỷ lệ thành công chỉ khoảng 35-40%. Về cơ bản phương pháp này có thể hiểu là quá trình thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể của người mẹ. Các bác sĩ sẽ lấy tinh trùng và bào trứng, sau đó cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh hình thành phôi thai, rồi lấy phôi thai này cấy vào trong tử cung của người mẹ, khi đó phôi được cấy ghép vào cơ thể người mẹ mới được nuôi theo một cách tự nhiên.
Đối tượng có thể áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Trường hợp người phụ nữ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung.
- Trường hợp nam giới bị tinh trùng ít, yếu, dị dạng; không có tinh trùng trong tinh dịch cần lấy tinh trùng bằng chọc hút tinh trùng ở mào tinh hoặc tinh hoàn.
- Bên cạnh đó đối với những trường hợp hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại, xin trứng hoặc mang thai hộ, những bệnh nhân HIV muốn có con thì cũng là những trường hợp có thể tiến hành làm IVF.
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm chi tiết
Trước khi bệnh nhận tiến hành làm IVF đều đã được tiến hành kích thích buồng trứng nhằm thu được nhiều trứng và vì thế có cơ hội có thai cao hơn. Kích thích buồng trứng là thực hiện tiêm thuốc nội tiết Gnrh như Diphereline và Gonadotrophin như Puregon, Gonal F,… Tùy mỗi trường hợp sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau.
1. Khám, tư vấn, làm các xét nghiệm cơ bản
- Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý lây truyền, bệnh lây nhiễm: HIV, Viêm gan siêu vi B, giang mai. Bạn sẽ được tư vấn tiêm ngừa rubella trước khi tiến hành làm Thụ tinh trong ống nghiệm.
- Người chồng sẽ làm các xét nghiệm trên và xét nghiệm phân tích tinh dịch đồ để xác định chất lượng, số lượng tinh trùng sau đó sẽ quyết định phương pháp tiến hành IVF phù hợp nhất.
- Điều chỉnh thuốc kích thích buồng trứng và siêu âm theo dõi sự phát triển của nang noãn
Thông tin về các loại thuốc kích trứng cho bệnh nhân thực hiện làm IVF:
GnRHa
- Thuốc được tiêm mỗi ngày để ngăn ngừa sự rụng trứng và bảo đảm cho những nang noãn phát triển đồng bộ. Thường thuốc được bắt đầu tiêm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 21 của chu kỳ kinh và kéo dài trong 14 đến 20 ngày.
- Một số bệnh nhân có thể tiêm thuốc kéo dài ngày hơn. Thử máu, siêu âm theo dõi nang noãn để đảm bảo số nang noãn thứ cấp đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết. Khi nồng độ nội tiết đủ điều kiện, bạn sẽ được tiêm gonadotrophin.
Gonadotrophin
- Gonadotrophin được tiêm dưới da mỗi ngày vào vùng da bụng dưới rốn để kích thích nang noãn phát triển.
- Sau 6 ngày tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ được siêu âm xác định số nang noãn và kích thước nang. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc, theo dõi tiếp tục cho đến khi đủ số nang noãn trưởng thành.
- Bạn sẽ được tiêm thuốc hCG kích thích rụng trứng và sau 36-42 giờ, sẽ được chọc hút trứng.
2. Chuẩn bị tinh trùng
Trong khoảng thời gian tiêm thuốc, chồng không cần kiêng giao hợp cho đến khi chọc hút trứng. Vào ngày chọc hút trứng, chồng đến bệnh viện để lấy mẫu tinh trùng.
3. Chọc hút trứng
- Chọc hút trứng được làm tại phòng Thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng được lấy qua một kim chọc hút trứng gắn vào một bộ phận lắp kim của đầu dò âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm. Bạn sẽ được tiêm thuốc giảm đau và an thần nhẹ.
- Sau chọc hút, bạn ở lại theo dõi tại viện khoảng 1-2 giờ cho tới khi ổn, về nhà.
- Bạn cần phải biết rằng không phải tất cả số nang đều có được bao nhiêu đó số trứng, và số trứng thu được không phải tất cả đều thụ tinh thành phôi .
- Cần nhịn đói vào sáng ngày chọc hút trứng để cần dùng thuốc gây mê nhẹ cho bạn.
4. Sự thụ tinh IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm
- Tinh trùng sau khi chuẩn bị lọc rửa được đặt vào đĩa nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho gặp trứng vừa chọc hút được trong ngày để tiến trình thụ tinh xảy ra tự nhiên.
- Ngày tiếp theo nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra sự thụ tinh. Có khoảng 10% xảy ra hiện tượng không thụ tinh, bạn sẽ được thông báo đến bệnh viện thực hiện chuyển phôi nếu bạn có phôi thụ tinh.
5. Chuyển phôi
- Khoảng 2-3 ngày sau khi chọc hút trứng, bạn sẽ đến bệnh viện để được chuyển phôi vào buồng tử cung. Thủ thuật này chỉ mất vài phút và không gây đau đớn.
- Thông thường bạn được chuyển vào 3-4 phôi. Có thể có ít phôi hơn nếu bạn không có nhiều trứng hoặc số phôi được thụ tinh không nhiều.
- Sau chuyển phôi bạn có thể đi về nhà ngay, không cần nằm viện. Bạn sẽ được cho đơn thuốc nội tiết hỗ trợ để tăng cơ hội làm tổ của phôi. Không bắt buộc phải kiêng giao hợp trong giai đoạn này.
5. Trữ lạnh phôi và thử thai
Một số bệnh nhân có thể có được những phôi chất lượng rất tốt và những phôi dư này sẽ được trữ lạnh đề sử dụng sau này. Khi đó bệnh nhân không cần phải dùng thuốc kích thích buồng trứng và chọc hút trứng lại mà sẽ được rã phôi đông lạnh này ra để chuyển vào buồng tử cung.
- Sau chuyển phôi 14 ngày, bạn sẽ đến bệnh viện để xét nghiệm máu thử xem có thai hay không?. Nếu có ra huyết âm đạo vào khoảng thời gian này thì bạn nên đến xét nghiệm máu để biết chắc chắn có thai hay không để được hướng dẫn cụ thể.
- Nếu xác định bạn có thai, bạn sẽ được cho toa thuốc dưỡng thai và hẹn siêu âm 3 tuần sau đó để xác định có tim thai hay chưa (gọi là thai lâm sàng) và được hướng dẫn điều trị.
Thành công và các nguy cơ có thể xảy ra khi làm IVF
Hiệu quả của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) nằm trong khoảng 35- 40%
IVF là một biện pháp điều trị vô sinh hữu hiệu đem lại cả một bệ phóng hạnh phúc cho mái ấm gia đình. Qua bài viết trên chắc hẳn các ông bố bà mẹ đã nắm rõ những điều cần biết về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiệu quả rồi chứ? nếu còn chưa rõ hãy đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để được giải đáp thêm.
- Thụ tinh trong ống nghiệm có mất nhiều thời gian không ?
- Những phương pháp giúp thụ tinh trong ống nghiệm hiệu quả